Khái niệm không gian mở là gì?
Kiến trúc nhà ở ngày xưa thường xây dựng tách biệt các phòng với chức năng riêng, và chúng được ngăn cách bởi một bức tường để đảm bảo tính riêng tư. Tuy nhiên, diện tích sử dụng cho nhà ở ngày càng hạn chế và con người dần tìm cách giải bài toán về không gian, làm sao cho không gian luôn thoáng đạt nhất có thể và thuật ngữ không gian mở ra đời.
Không gian mở là thuật ngữ sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng, kiến trúc và nội thất. Thuật ngữ không gian mở để chỉ một không gian rộng lớn, không tồn tại bất kỳ bức tường hay vách ngăn nào. Tại đây không gian được để mở tối đa và nó được bố trí các chức năng sử dụng khác nhau thay vì chỉ có một như trước đây. Phương pháp thiết kế này giúp không gian trở nên thoáng hơn, rộng hơn và nó là giải pháp tối ưu cho ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, đặc biệt các căn hộ chung cư.
Ngày nay, thiết kế không gian mở được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Với cách bố trí nội thất mở giúp các yếu tố thiên nhiên được đưa vào nhà một cách tự nhiên và gần gũi nhất. Trong đó phải kể tới ánh sáng và gió tự nhiên, những tia nắng tràn ngập khắp không gian vừa giúp lưu thông không khí vừa tạo cho chúng ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Do đó các loại cửa kính hệ lớn thường là lựa chọn hàng đầu khi bố trí nội thất mở.
Lịch sử phát triển của không gian nội thất mở
Trước Thế Chiến thứ II, kiến trúc các ngôi nhà phương tây thường có sơ đồ mặt bằng khá đơn giản. Trong đó hành lang chính sẽ được thiết kế mở lối vào các phòng nhánh. Vị trí bếp nấu thường bố trí ở phía sau nhà và nó được sử dụng cho mục đích giao tiếp với xã hội. Vì thế một chiếc cửa phụ sẽ được lắp đặt bên ngoài nhà bếp để giao thức ăn hoặc làm lối vào.
Trong những năm hậu chiến, không gian sàn mở được đưa vào nhà ở và bắt đầu có tác dụng. Nhờ tính linh hoạt trong cách thiết kế mà nó được áp dụng trong thiết kế nhà bếp để những người vợ dễ dàng quan sát con nhỏ trong khi đang dọn dẹp và nấu ăn. Từ năm 1990, không gian nội thất mở gần như trở thành tiêu chuẩn của những ngôi nhà mới tại phương Tây và dần du nhập vào Việt Nam, đặc biệt ở loại hình chung cư.
Phương pháp thiết kế này thể hiện rõ sự thuận tiện trong việc sử dụng, cụ thể là tối ưu công tiện nghi. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phải đảm bảo việc sắp xếp ngăn nắp mọi thứ, tránh để không gian trở nên lộn xộn, mất thẩm mỹ.
Thiết kế nội thất mở được áp dụng ở những không gian chức năng nào?
Khái niệm thiết kế mở không có nghĩa là tất cả các phòng chức năng đều phải thông nhau. Nó cũng không có nghĩa, giữa các phòng ngủ không có tường ngăn cách để đảm bảo sự riêng tư. Không gian mở được ứng dụng và thiết kế dành riêng cho các khu vực sinh hoạt chung nhằm tăng sự liên kết giữa các thành viên trong nhà và mở rộng khoảng lưu thông, sinh hoạt cho nhiều người.
Thiết kế mở không áp dụng cho phòng tắm, phòng ngủ, phòng trang điểm – thay đổi. Nó được áp dụng chủ yếu cho phòng khách, phòng bếp và phòng ăn. Có 2 kiểu thiết kế liên thông đó là 2 trong 1 và 3 trong 1.
- Thiết kế mở 2 trong 1 có thể bố trí khu vực bếp nấu và phòng ăn hoặc phòng ăn và phòng khách trong cùng một không gian.
- Thiết kế mở 3 trong 1 là thiết kế liên thông cả 3 khu vực phòng khách, phòng ăn và phòng bếp.
Như chúng ta đã biết, thiết kế không gian mở sẽ không tồn tại bất kỳ bức tường hay vách ngăn chính thức nào. Để có thể nhận biết từng khu vực chức năng chúng ta có thể dựa vào chi tiết nội thất chính trong khu vực hoặc dựa vào các vách ngăn mang tính ước lệ. Ví dụ, tấm thảm trải phòng khách vừa là vật trang trí vừa là vật làm ấm chân nhưng nó cũng là vách ngăn mang tính ước lệ để tách biệt rạch ròi khu vực tiếp đón khách với những khu vực khác trong nhà,…Vách ngăn mang tính ước lệ trong các không gian mở tùy thuộc vào chủ ý của gia chủ và không bị gò bó ở một vật nhất định.
Ưu – nhược điểm của nội thất mở
Những ưu điểm mà nội thất mở mang lại:
- Nhờ không sở hữu bất kỳ vách ngăn chính thức nào, nó khiến căn hộ có diện tích nhỏ trông lớn hơn đáng kể
- Việc loại bỏ vách ngăn còn giúp ánh sáng, gió tự nhiên dễ dàng len lỏi vào tất cả ngóc ngách trong nhà, tạo cảm giác không gian rộng rãi hơn và thoáng mát hơn.
- Không gian sinh hoạt chung được cơi nới rộng rãi, giúp việc sinh hoạt của các thành viên trở nên dễ dàng, hơn nữa nó còn giúp gắn kết các thành viên trong gia đình tại nơi đây. Mẹ có thể vừa nấu ăn vừa xem tin tức hoặc trông con, bố có thể vừa chơi cùng con vừa phụ mẹ dọn dẹp một cách dễ dàng.
- Dễ dàng tụ họp bạn bè mà không sợ không gian chật hẹp
Một số nhược điểm của phương pháp thiết kế mở mà bạn cần biết:
- Do thiết kế mở nên việc điều hòa không khí khi thời tiết nắng nóng là mối quan tâm đáng lưu ý và cần có phương án xử lý phù hợp.
- Việc không có vách ngăn có thể ảnh hưởng đến sự riêng tư, đặc biệt trong vấn đề quản lý âm thanh. Ví dụ, bạn khó nói chuyện điện thoại khi lũ trẻ đang chơi ngoài phòng khách; hoặc khi bạn dọn dẹp và nấu cơm mệt mỏi nhưng chồng lại xem phim với âm lượng quá lớn, gây ồn ào và ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.
Cách thiết kế nội thất mở
Vì các bức tường đã bị loại bỏ nên việc bố trí nội thất trong không gian mở sẽ là khó khăn với những người không có chuyên môn. Do đó, để có thể dễ dàng sắp xếp nội thất hợp lý thì việc đầu tiên chúng ta hãy đặt đồ vật phân chia các khu vực theo đặc tính của không gian đó. Tại phòng khách chúng ta có thể đặt một chiếc sofa hoặc đánh dấu bằng khoảng không này bằng một tấm thảm trải sàn.
Hãy tìm kiếm tiêu điểm trung tâm hoặc xây dựng tiêu điểm trong khi sắp đặt đồ nội thất, sau đó sắp xếp các đồ nội thất xung quanh nó. Ví dụ: nếu trong phòng khách nhà bạn có một bức tường thư viện thật đáng yêu, hãy biến nó thành tâm điểm bằng cách đặt những món đồ lớn hơn xung quanh nó.
Ánh sáng cũng hỗ trợ việc xác định các khu vực hoạt động độc đáo của căn phòng. Ví dụ, đặt một chiếc bàn ăn trong phòng và hỗ trợ nó bằng một chiếc đèn bàn hoặc đèn chùm.
5+ ý tưởng thiết kế không gian mở hot nhất năm 2021 – 2022
Sau đây Hungthinhdecor xin giới thiệu một số mẫu thiết kế không gian mở cho căn hộ chung cư và nhà thổ cư được nhiều khách hàng quan tâm và ứng dụng. Quý khách hàng hãy tham khảo để tìm cho mình những ý tưởng thiết kế độc đáo nhé.
Một không gian mở sẽ giúp cho chúng ta có cảm giác thông thoáng và khiến việc đi lại trong nhà trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, kiến trúc không gian mở hiện đại không chỉ cho ta thấy ích lợi về mặt kinh tế, mà còn cả về giá trị xã hội cũng như sự thoải mái, tiện nghi. Hi vọng với những thông tin hungthinhdecor chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn và hiểu đúng và không gian mở trong nội thất ngày nay.